Một trong những thực tế mà dân du lịch bằng xe máy phải đối mặt trong những chuyến đi không thuận lợi về thời tiết là gặp mưa. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích mà bạn có thể áp dụng.
1. Chuẩn bị: Không thể đoán được thời tiết, nhất là ở những vùng bạn dự định ghé qua và dừng chân cách nơi ở hàng trăm kilômet đường, vì thế hãy chuẩn bị đồ đi mưa sẵn sàng cho cả hành lý và cho chính cá nhân bạn.
2. Hành trang: Đồ đạc trong balô nên được đóng gói riêng trong các túi nilông, đề phòng nếu balô bị ngấm nước thì vẫn còn một lớp bảo vệ. Túi bóng to hoặc mảnh áo mưa để bọc balô vào khi trời mưa lớn. Đặc biệt lưu ý với các túi đeo đựng đồ giá trị như máy ảnh, điện thoại, giấy tờ, tiền bạc. Bản thân những chiếc túi này đã có thể có một lớp áo mưa chống nước, nhưng bạn nên mang thêm một chiếc túi nilông khác để bọc cẩn thận túi đồ. Các túi bọc thông thường mỏng, nhẹ nên có thể cất ngay phía ngoài, nơi dễ lấy ra nhất.
3. Con người: Mỗi thành viên khi đi “phượt” cần có một bộ quần áo đi mưa, loại nhẹ và mỏng, chống nước tốt. Nên mang theo một áo mưa trùm để mặc thêm bên ngoài và có thể che thêm balô khi cần thiết. Có ủng đi mưa hoặc giày nilông đi mưa để bọc chân. Khi đi “phượt”, nên sử dụng mũ bảo hiểm kín đầu, có kính bảo vệ hoặc loại kính trắng, trong, có tác dụng chống bụi và bảo vệ mắt tốt khi mưa to trong khi vẫn nhìn rõ đường. Các trang bị này cũng cần được để nơi dễ lấy ra nhất, sẽ rất hữu ích khi mưa ập đến bất ngờ và nhanh.
4. Di chuyển trên đường
- Trời mưa, đường trơn, tuyệt đối không nên chạy nhanh, ẩu. Vẫn phải tuân thủ Luật giao thông. Chạy chậm trên đường đèo, đường đất, sỏi, quan sát kỹ khi chuyển hướng giao thông. Không nên đi vào vệ cỏ vì xe dễ bị trơn trượt, mất lái.
- Nên bật đèn xe khi chạy trong mưa, tránh các va chạm đáng tiếc. Không bơm bánh xe quá căng.
- Không nên thắng gấp, đánh tay lái nhiều. Giữ xe luôn thẳng, nên thắng sớm hơn bình thường. Đạp thắng nhẹ, rồi tăng dần mức độ, nên sử dụng thêm thắng tay, kết hợp đạp và nhả liên tục để đảm bảo an toàn. Luôn tạo khoảng cách rộng giữa các phương tiện giao thông trên đường.
- Nếu phải di chuyển trên đường bùn đất, lầy lội... chú ý gạt bỏ bớt đất bám vào lốp, rửa sạch nếu có điều kiện trước khi di chuyển tiếp. Nếu đường quá trơn có thể dùng dây thừng hoặc dây xích quấn vào lốp xe để tăng độ bám.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi phượt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi phượt. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Hướng dẫn mua sim và sử dụng điện thoại tại Singapore
1. Mua SIM điện thoại và nạp thêm tiền vào SIM điện thoại tại Singapore:
Để tiện giao dịch với bệnh viện, người quen, người hỗ trợ tại Singapore. Khi tới sân bay Singapore, bạn nên mua luôn một SIM card điện thoại của Singapore, có 3 hãng uy tín là M1, Singtel, Starhub.
Bạn có thể mua tại quầy đổi tiền ngay tại sân bay. Khi muốn mua bạn có thể viết sẵn câu tiếng Anh hoặc nói “I want to buy a M1 Prepaid Card” hay “I want to buy a Star Hub Prepaid Card”
Nếu bạn muốn mua thêm card có thể nạp tiền thêm, có thể viết sẵn ra câu tiếng Anh hay nói “I want to buy a M1 Top-up Card” hay “I want to buy a M1 Top-up Card”. Bạn có thể nhờ người bán hàng nạp tiền vào giúp bạn bằng cách viết sẵn ra câu hoặc nói “Please help me to top-up”.
Bạn cũng có thể tìm mua SIM card điện thoại hay thẻ điện thoại nạp thêm tiền tại các cửa hàng 7-ELEVEN (mở của 24 giờ/ngày và có ở hầu hết các khu siêu thị, khu dân cư của Singapore). Khi mua SIM càn có hộ chiếu, mua thẻ top-up không cần hộ chiếu. Ngoài ra các cửa hàng điện thoại di động và một số của hàng chụp ảnh, photo cũng bán thẻ top-up.
Các hãng đều có khuyến mãi thường xuyên, khi mua bạn có thể tham khảo thêm với các nhân viên bán hàng. Hãng M1 thường xuyên có khuyến mại và đôi khi loại card S$28 có thể được khuyến mại thêm S$150 phút gọi trong nước Singapore hoặc hơn.
2.Cách gọi điện và nhắn tin bằng di động về Việt Nam
Khi gọi về số máy di động, bạn nên nạp trước số di động vào máy của bạn. Khi nạp số di động, bạn cần thêm số cộng “+” trước mã số 84 của Việt Nam, tiếp theo đến số di động bạn muốn gọi hoặc nhắn tin, nhưng cần bỏ số “0” đầu tiền trong số di động đó. Ví dụ số máy di động của người thân của bạn ở Việt Nam là 0913000000, bạn lưu số vào máy như sau: +8491000000. Khi cần gọi số đó, bạn chỉ cần tìm số và gọi là được.
Khi gọi về số máy bàn tại Việt Nam. Bạn nhấn số 01 hoặc số được hướng dẫn trên bản hướng dẫn khi mua thẻ. Nếu thẻ của hãng Singtel, bạn bấm số 019 trước sẽ có giá cước rẻ hơn. Nếu thẻ mua của hãng StarHub, nhấn số 018 sẽ có giá cước rẻ hơn.
Tương tự khi nhắn tin bạn chỉ cần tìm số máy đã nạp sẵn và nhắn bình thường như ở Việt Nam.
3. Cách dùng thẻ cào có giá cước khuyến mại
Khi muốn mua các loại thẻ cào bạn có thể mua ở các nơi đã hướng dẫn ở trên. Các loại thẻ cào đều có thể bán tại các của hàng đổi tiền, của hàng 7-Eleven, các của hàng điện thoại di động, của hàng chụp ảnh, của hàng bán báo vv…Khi mua bạn nên kiểm tra số phút được gọi so với số tiền. Thường các loại thẻ có giá cước khoảng S$0.55 đến S$1.0/ phút.
Bạn có thể tham khảo loại chúng tôi thường thường dùng như loại có tên A*star. Cước phí khoảng 15cent/phút. Cụ thể loại thẻ S$10, bạn gọi được S$60 phút về Việt Nam.
4. Điện thoại cố định tại Singapore
Hai hãng cung cấp mạng dịch vụ điện thoại cố định có uy tín của Singapore là Singtel và StarHub. Khi dùng điện thoại cố định bạn có thể nhấn trực tiếp để gọi về Việt Nam hoặc mua thẻ cào để gọi sẽ rẻ hơn.
Nếu bạn nhấn máy trực tiếp gọi về Việt Nam thì bạn có thể nhấn số 019 trước (đối với mạng đăng là Singtel), hay nhấn 018 trước (đối với mạng đăng ký điện thoại đường dài quốc tế là Starhub). Mốt số hãng cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế khác như Sunpage cũng có giá thấp hơn (khoảng S$0.85/phút – giờ hành chính (từ 8h sáng đến 6h chiều), sau giờ đó giá cước là S$0.55/phút. Số cần nhấn trước là 1521.
Để được sử dụng các dịch vụ này bạn đều phải ký hợp đồng và người không có thẻ làm việc, thẻ sinh viên dài hạn thì không ký được các hợp đồng này, vì thường hợp đồng cần ký là 2 năm. Người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Singapore và có thẻ PR (thẻ cư trú lâu dài) thì khi ký các loại hợp đồng điện thoại thường không cần đặt cọc. Người nước ngoài đủ điều kiện ký, nhưng không có các loại thẻ trên thường phải đặt cọc.
5.Điện thoại di động mở mạng Quốc tế khi đi Singapore
Chi phí điện thoại Roaming Quốc tế là dịch vụ điện thoại có chi phí cao nhất. Trước khi đặt dịch vụ bạn nên kiểm tra về các điều kiện và chi phí
Có những vị khách là chủ doanh nghiệp, do phải làm việc nhiều trên điện thoại nên cần mở mạng quốc tế. Khi về Việt Nam, anh đã nhận được hóa đơn cho 2 chuyến đi Singapore tổng cộng gần 80 triệu đồng Việt Nam.
Bạn cũng cần chú ý, khi bạn mở mạng quốc tế, thì dù bạn đang ở Singapore thì người thân hay bạn bè ở Singapore gọi cho bạn thì họ cũng vẫn phải trả chi phí điện thoại quốc tế khi gọi cho bạn
Để có hiệu quả hơn, bạn nên mang theo một máy điện thoại khác nữa và nên dùng thêm một SIM điện thoại trả trước của Singapore và hạn chế các cuộc gọi bằng cách dùng nhăn tin.
6. Gọi điện hay nhắn tin cho người ở Singapore
Tại Singapore, nếu không có việc khẩn cấp, mọi người thường ưa dùng nhắn tin. Như vậy các cuộc họp hay công việc của người bạn cần trao đổi không bị gián đoán. Hơn thế nữa cách dùng nhắn tin cũng đôi khi có hiệu quả giúp ghi nhớ, có thể kiểm tra lại nội dung đã trao đổi và tiết kiệm hàng ngàn đô la cho mỗi người nếu họ có lượng công việc cần trao đổi nhiều.
Tuy nhắn tin có nhiều ưu thế, nhưng khi có việc quan trọng hoặc cấp tốc, hoặc cần trao đổi bằng lời nói có ý nghĩa hơn, bạn cũng nên dùng điện thoại để gọi. Hoặc khi nhắn tin mà không thấy người được nhắn gọi lại, bạn có thể gọi trực tiếp, vì có thể do người bạn gửi tin không nhận được tin hay không để ý để biết tin bạn đã gửi.
www.thichdulichbui.com
Để tiện giao dịch với bệnh viện, người quen, người hỗ trợ tại Singapore. Khi tới sân bay Singapore, bạn nên mua luôn một SIM card điện thoại của Singapore, có 3 hãng uy tín là M1, Singtel, Starhub.
Bạn có thể mua tại quầy đổi tiền ngay tại sân bay. Khi muốn mua bạn có thể viết sẵn câu tiếng Anh hoặc nói “I want to buy a M1 Prepaid Card” hay “I want to buy a Star Hub Prepaid Card”
Nếu bạn muốn mua thêm card có thể nạp tiền thêm, có thể viết sẵn ra câu tiếng Anh hay nói “I want to buy a M1 Top-up Card” hay “I want to buy a M1 Top-up Card”. Bạn có thể nhờ người bán hàng nạp tiền vào giúp bạn bằng cách viết sẵn ra câu hoặc nói “Please help me to top-up”.
Bạn cũng có thể tìm mua SIM card điện thoại hay thẻ điện thoại nạp thêm tiền tại các cửa hàng 7-ELEVEN (mở của 24 giờ/ngày và có ở hầu hết các khu siêu thị, khu dân cư của Singapore). Khi mua SIM càn có hộ chiếu, mua thẻ top-up không cần hộ chiếu. Ngoài ra các cửa hàng điện thoại di động và một số của hàng chụp ảnh, photo cũng bán thẻ top-up.
Các hãng đều có khuyến mãi thường xuyên, khi mua bạn có thể tham khảo thêm với các nhân viên bán hàng. Hãng M1 thường xuyên có khuyến mại và đôi khi loại card S$28 có thể được khuyến mại thêm S$150 phút gọi trong nước Singapore hoặc hơn.
2.Cách gọi điện và nhắn tin bằng di động về Việt Nam
Khi gọi về số máy di động, bạn nên nạp trước số di động vào máy của bạn. Khi nạp số di động, bạn cần thêm số cộng “+” trước mã số 84 của Việt Nam, tiếp theo đến số di động bạn muốn gọi hoặc nhắn tin, nhưng cần bỏ số “0” đầu tiền trong số di động đó. Ví dụ số máy di động của người thân của bạn ở Việt Nam là 0913000000, bạn lưu số vào máy như sau: +8491000000. Khi cần gọi số đó, bạn chỉ cần tìm số và gọi là được.
Khi gọi về số máy bàn tại Việt Nam. Bạn nhấn số 01 hoặc số được hướng dẫn trên bản hướng dẫn khi mua thẻ. Nếu thẻ của hãng Singtel, bạn bấm số 019 trước sẽ có giá cước rẻ hơn. Nếu thẻ mua của hãng StarHub, nhấn số 018 sẽ có giá cước rẻ hơn.
Tương tự khi nhắn tin bạn chỉ cần tìm số máy đã nạp sẵn và nhắn bình thường như ở Việt Nam.
3. Cách dùng thẻ cào có giá cước khuyến mại
Khi muốn mua các loại thẻ cào bạn có thể mua ở các nơi đã hướng dẫn ở trên. Các loại thẻ cào đều có thể bán tại các của hàng đổi tiền, của hàng 7-Eleven, các của hàng điện thoại di động, của hàng chụp ảnh, của hàng bán báo vv…Khi mua bạn nên kiểm tra số phút được gọi so với số tiền. Thường các loại thẻ có giá cước khoảng S$0.55 đến S$1.0/ phút.
Bạn có thể tham khảo loại chúng tôi thường thường dùng như loại có tên A*star. Cước phí khoảng 15cent/phút. Cụ thể loại thẻ S$10, bạn gọi được S$60 phút về Việt Nam.
4. Điện thoại cố định tại Singapore
Hai hãng cung cấp mạng dịch vụ điện thoại cố định có uy tín của Singapore là Singtel và StarHub. Khi dùng điện thoại cố định bạn có thể nhấn trực tiếp để gọi về Việt Nam hoặc mua thẻ cào để gọi sẽ rẻ hơn.
Nếu bạn nhấn máy trực tiếp gọi về Việt Nam thì bạn có thể nhấn số 019 trước (đối với mạng đăng là Singtel), hay nhấn 018 trước (đối với mạng đăng ký điện thoại đường dài quốc tế là Starhub). Mốt số hãng cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế khác như Sunpage cũng có giá thấp hơn (khoảng S$0.85/phút – giờ hành chính (từ 8h sáng đến 6h chiều), sau giờ đó giá cước là S$0.55/phút. Số cần nhấn trước là 1521.
Để được sử dụng các dịch vụ này bạn đều phải ký hợp đồng và người không có thẻ làm việc, thẻ sinh viên dài hạn thì không ký được các hợp đồng này, vì thường hợp đồng cần ký là 2 năm. Người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Singapore và có thẻ PR (thẻ cư trú lâu dài) thì khi ký các loại hợp đồng điện thoại thường không cần đặt cọc. Người nước ngoài đủ điều kiện ký, nhưng không có các loại thẻ trên thường phải đặt cọc.
5.Điện thoại di động mở mạng Quốc tế khi đi Singapore
Chi phí điện thoại Roaming Quốc tế là dịch vụ điện thoại có chi phí cao nhất. Trước khi đặt dịch vụ bạn nên kiểm tra về các điều kiện và chi phí
Có những vị khách là chủ doanh nghiệp, do phải làm việc nhiều trên điện thoại nên cần mở mạng quốc tế. Khi về Việt Nam, anh đã nhận được hóa đơn cho 2 chuyến đi Singapore tổng cộng gần 80 triệu đồng Việt Nam.
Bạn cũng cần chú ý, khi bạn mở mạng quốc tế, thì dù bạn đang ở Singapore thì người thân hay bạn bè ở Singapore gọi cho bạn thì họ cũng vẫn phải trả chi phí điện thoại quốc tế khi gọi cho bạn
Để có hiệu quả hơn, bạn nên mang theo một máy điện thoại khác nữa và nên dùng thêm một SIM điện thoại trả trước của Singapore và hạn chế các cuộc gọi bằng cách dùng nhăn tin.
6. Gọi điện hay nhắn tin cho người ở Singapore
Tại Singapore, nếu không có việc khẩn cấp, mọi người thường ưa dùng nhắn tin. Như vậy các cuộc họp hay công việc của người bạn cần trao đổi không bị gián đoán. Hơn thế nữa cách dùng nhắn tin cũng đôi khi có hiệu quả giúp ghi nhớ, có thể kiểm tra lại nội dung đã trao đổi và tiết kiệm hàng ngàn đô la cho mỗi người nếu họ có lượng công việc cần trao đổi nhiều.
Tuy nhắn tin có nhiều ưu thế, nhưng khi có việc quan trọng hoặc cấp tốc, hoặc cần trao đổi bằng lời nói có ý nghĩa hơn, bạn cũng nên dùng điện thoại để gọi. Hoặc khi nhắn tin mà không thấy người được nhắn gọi lại, bạn có thể gọi trực tiếp, vì có thể do người bạn gửi tin không nhận được tin hay không để ý để biết tin bạn đã gửi.
www.thichdulichbui.com
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
Hành Trang Cho Những Tín Đồ “Phượt”
1. Các giấy tờ tùy thân:
Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày khởi hành, Visa (thị thực nhập cảnh): xin đầy đủ đối với những quốc gia, lãnh thổ cần đến (du lịch nước ngoài) hoặc : chứng minh nhân dân (du lịch trong nước), các giấy tờ liên quan đến sức khoẻ cá nhân: đơn thuốc thường dùng, và bản photo của các loại giấy tờ này. Đây là các giấy tờ tùy thân mà tuyệt đối bạn không được quên trong chuyến đi “phượt” của mình.
Sổ khám bệnh, vé máy bay, vé tàu hoả, các loại vé giao thông cho chuyến đi, thẻ ưu tiên của hãng hàng không, hãng tàu hoả, sổ ghi chép các số điện thoại cần thiết ở nơi đến, bảo hiểm du lịch và y tế là những giấy tờ cần thiết khi có vấn đề phát sinh trong cho chuyến du lịch.
Hành lý:
Quần áo: Quấn áo là vật dụng thiết yếu được chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi: giúp bạn giữ ấm trong thời tiết giá lạnh, thay thế khi gặp lúc mưa gió, quần áo dài chống lại sự tấn công của côn trùng, gai góc, trầy xước hay chỉ đơn giản là thay đổi bộ quần áo mới khô thoáng khi người đã ướt sũng mồ hôi sau một hành trình dài.
Dụng cụ vệ sinh cá nhân:
Các dụng cụ vệ sinh như: lược chải tóc, bàn chải răng, kem đánh răng (loại ống nhỏ dành cho du lịch), xà phòng tắm và xà phòng giặt quần áo cá nhân, gương nhỏ, máy sấy tóc loại nhỏ, gập gọn, mũ nilon bịt tóc khi tắm, dao/máy cạo râu, kem bôi môi chống nẻ,khăn bông lau mặt, khăn bông cỡ lớn hoặc vừa để tắm, bông lau tai - Dầu gội đầu, dầu tắm, dầu xả tóc, sữa rửa mặt: tất cả đựng trong lọ, chai nhỏ khoảng 50-100ml sẽ tiện cho việc sắp xếp và di chuyển.
Bản đồ và la bàn: Đây là những vật dụng luôn gắn với dân du lịch bụi. Có thể bạn đã thuộc từng chi tiết vùng đất đó qua trí nhớ, nhưng vào ban đêm, khi đi một mình bị mất phương hướng, bản đồ và la bàn thật sự trở nên hữu dụng. Hãy cố gắng luôn mang theo bên mình trong mọi chuyến đi.
Diêm hoặc bật lửa: Có thể các bạn ít khi nghĩ đến hoặc tin tưởng rằng mình sẽ không bao giờ phải đi trong đêm, cắm trại giữa rừng, lạc ở đâu đó mà không biết làm sao báo hiệu cho người khác. Vì vậy, sẽ không thừa nếu trong hành lý của bạn có một chiếc bật lửa, một hộp diêm chống nước và hơn nữa là biết làm sao để nhóm được lửa ngoài trời.
Đèn pin: Dù rằng chuyến đi của các bạn dự tính chỉ đi vào ban ngày nhưng một chiếc đèn pin nhỏ gọn trong balo cũng không bao giờ là thừa. Bạn đi ngang qua một miệng hang, tính tò mò thôi thúc bạn đi vào nhưng nếu không có đèn pin bạn không thể tiến sâu vào nơi tối tăm đó. Hoặc chẳng may bạn bị hỏng xe giữa đường lúc trời sập tối, bạn có thừa khả năng tự sửa xe nhưng lại không có đèn pin soi sáng, bạn chắc chắn sẽ lúng túng. Và còn nhiều nhiều trường hợp nữa có thể xảy ra. Vì thế, hãy nhớ mang theo đèn pin trong mỗi chuyến du lịch của bạn.
Dây thừng: Bạn mua thêm nhiều vật dụng ở điểm du lịch … cần chằng buộc vào xe, bạn sẽ cần đến một đoạn dây thừng hoặc khi bạn muốn tụt xuống một đoạn dốc xem chân dốc có gì, một cuộn dây khoảng 10m là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn.
Mảnh áo mưa và võng đa năng: Những vật dụng này sẽ giúp ích cho bạn trong những lúc bạn muốn nghỉ ngơi giữa chặng đường đi chuyển… hoặc có thể chợp mắt thư giãn vài phút.
Hộp đồ sơ cứu:
Bạn không thể lường trước được tất cả các tình huống xảy ra trên đường đi. Một vết côn trùng cắn, một vết rách hay trầy xước do va đập, do ngã xe, một cơn đau đầu hay bị … “Tào Tháo đuổi” do khoái khẩu một vài món đặc sản địa phương … Mọi tình huống bạn đều phải nghĩ đến và chuẩn bị để có một bộ dụng cụ sơ cứu tốt nhất cho mình và cho đoàn của mình.
Thức ăn và nước uống:
Nước và thức ăn dự trữ trong chuyến đi sẽ trở thành những “vị cứu tinh” cho các bạn khi gặp phải những tình huống khó khăn không được lường trước, đặc biệt trong các chuyến “phượt” dài ngày.
Trong những tình huống khó khăn, cần phải có những quyết định sáng suốt trong khi bạn lại vô cùng mệt mỏi và thiếu tập trung, một miếng bánh nhỏ, một ngụm nước mát có thể sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để bạn tĩnh tâm trở lại và có quyết định sáng suốt, đúng mực hơn.
www.thichdulichbui.com
Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày khởi hành, Visa (thị thực nhập cảnh): xin đầy đủ đối với những quốc gia, lãnh thổ cần đến (du lịch nước ngoài) hoặc : chứng minh nhân dân (du lịch trong nước), các giấy tờ liên quan đến sức khoẻ cá nhân: đơn thuốc thường dùng, và bản photo của các loại giấy tờ này. Đây là các giấy tờ tùy thân mà tuyệt đối bạn không được quên trong chuyến đi “phượt” của mình.
Sổ khám bệnh, vé máy bay, vé tàu hoả, các loại vé giao thông cho chuyến đi, thẻ ưu tiên của hãng hàng không, hãng tàu hoả, sổ ghi chép các số điện thoại cần thiết ở nơi đến, bảo hiểm du lịch và y tế là những giấy tờ cần thiết khi có vấn đề phát sinh trong cho chuyến du lịch.
Hành lý:
Quần áo: Quấn áo là vật dụng thiết yếu được chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi: giúp bạn giữ ấm trong thời tiết giá lạnh, thay thế khi gặp lúc mưa gió, quần áo dài chống lại sự tấn công của côn trùng, gai góc, trầy xước hay chỉ đơn giản là thay đổi bộ quần áo mới khô thoáng khi người đã ướt sũng mồ hôi sau một hành trình dài.
Dụng cụ vệ sinh cá nhân:
Các dụng cụ vệ sinh như: lược chải tóc, bàn chải răng, kem đánh răng (loại ống nhỏ dành cho du lịch), xà phòng tắm và xà phòng giặt quần áo cá nhân, gương nhỏ, máy sấy tóc loại nhỏ, gập gọn, mũ nilon bịt tóc khi tắm, dao/máy cạo râu, kem bôi môi chống nẻ,khăn bông lau mặt, khăn bông cỡ lớn hoặc vừa để tắm, bông lau tai - Dầu gội đầu, dầu tắm, dầu xả tóc, sữa rửa mặt: tất cả đựng trong lọ, chai nhỏ khoảng 50-100ml sẽ tiện cho việc sắp xếp và di chuyển.
Bản đồ và la bàn: Đây là những vật dụng luôn gắn với dân du lịch bụi. Có thể bạn đã thuộc từng chi tiết vùng đất đó qua trí nhớ, nhưng vào ban đêm, khi đi một mình bị mất phương hướng, bản đồ và la bàn thật sự trở nên hữu dụng. Hãy cố gắng luôn mang theo bên mình trong mọi chuyến đi.
Diêm hoặc bật lửa: Có thể các bạn ít khi nghĩ đến hoặc tin tưởng rằng mình sẽ không bao giờ phải đi trong đêm, cắm trại giữa rừng, lạc ở đâu đó mà không biết làm sao báo hiệu cho người khác. Vì vậy, sẽ không thừa nếu trong hành lý của bạn có một chiếc bật lửa, một hộp diêm chống nước và hơn nữa là biết làm sao để nhóm được lửa ngoài trời.
Đèn pin: Dù rằng chuyến đi của các bạn dự tính chỉ đi vào ban ngày nhưng một chiếc đèn pin nhỏ gọn trong balo cũng không bao giờ là thừa. Bạn đi ngang qua một miệng hang, tính tò mò thôi thúc bạn đi vào nhưng nếu không có đèn pin bạn không thể tiến sâu vào nơi tối tăm đó. Hoặc chẳng may bạn bị hỏng xe giữa đường lúc trời sập tối, bạn có thừa khả năng tự sửa xe nhưng lại không có đèn pin soi sáng, bạn chắc chắn sẽ lúng túng. Và còn nhiều nhiều trường hợp nữa có thể xảy ra. Vì thế, hãy nhớ mang theo đèn pin trong mỗi chuyến du lịch của bạn.
Dây thừng: Bạn mua thêm nhiều vật dụng ở điểm du lịch … cần chằng buộc vào xe, bạn sẽ cần đến một đoạn dây thừng hoặc khi bạn muốn tụt xuống một đoạn dốc xem chân dốc có gì, một cuộn dây khoảng 10m là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn.
Mảnh áo mưa và võng đa năng: Những vật dụng này sẽ giúp ích cho bạn trong những lúc bạn muốn nghỉ ngơi giữa chặng đường đi chuyển… hoặc có thể chợp mắt thư giãn vài phút.
Hộp đồ sơ cứu:
Bạn không thể lường trước được tất cả các tình huống xảy ra trên đường đi. Một vết côn trùng cắn, một vết rách hay trầy xước do va đập, do ngã xe, một cơn đau đầu hay bị … “Tào Tháo đuổi” do khoái khẩu một vài món đặc sản địa phương … Mọi tình huống bạn đều phải nghĩ đến và chuẩn bị để có một bộ dụng cụ sơ cứu tốt nhất cho mình và cho đoàn của mình.
Thức ăn và nước uống:
Nước và thức ăn dự trữ trong chuyến đi sẽ trở thành những “vị cứu tinh” cho các bạn khi gặp phải những tình huống khó khăn không được lường trước, đặc biệt trong các chuyến “phượt” dài ngày.
Trong những tình huống khó khăn, cần phải có những quyết định sáng suốt trong khi bạn lại vô cùng mệt mỏi và thiếu tập trung, một miếng bánh nhỏ, một ngụm nước mát có thể sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để bạn tĩnh tâm trở lại và có quyết định sáng suốt, đúng mực hơn.
www.thichdulichbui.com
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Những bí quyết tiết kiệm khi du lịch bằng máy bay
Du lịch theo đường hàng không luôn là một phương tiện đắt đỏ với nhiều người, nhất là trong mùa cao điểm du lịch như mùa hè. Dưới đây là 9 mẹo hay giúp bạn tiết kiệm chi phí du lịch trong hè này.
1. Đặt vé càng sớm càng tốt
Đây là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đợi ít hơn 1 tháng trước ngày khởi hành mới đặt vé, bạn sẽ có nguy cơ phải trả nhiều hơn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la nếu bạn đặt mua vài tháng trước, đặc biệt là trong mùa cao điểm về du lịch.
2. Tránh những dịp du lịch cao điểm
Nếu bạn muốn tránh việc giá vé cao hay cảnh sân bay chật cứng người trong kỳ nghỉ, thì hãy cân nhắc kế hoạch về chuyện đi vào cuối hè. Hoặc, cố gắng sắp xếp xen kẽ các ngày trong chuyến đi của bạn khoảng 1 hay 2 ngày, để bạn không đi trùng ngày với những người khác, ví dụ, bạn sẽ bay về nhà vào Thứ Ba thay vì tối Chủ nhật3. Mua vé trực tiếp từ hãng hàng khôngBạn có thể so sánh giá cả và tìm được giá tốt nhất tại những trang chuyên về du lịch như: Orbitz, Expedia, và Travelocity. Nhưng khi bạn sẵn sàng đặt vé, hãy truy cập thẳng vào trang web của hãng hàng không đó. Những website đặt vé như bên thứ 3 thường tính một khoản hoa hồng trên giá thông thường, và do đó bạn có thể tiết kiệm một khoản nho nhỏ khi mua vé trực tiếp từ hãng hàng không.
4. Thiết lập thông báo du lịch
Nhiều trang web đặt vé cung cấp dịch vụ này. Bạn chỉ cần nhập chi tiết chuyến đi của mình và họ sẽ thông báo cho bạn khi nào họ tìm thấy một giao dịch phù hợp với yêu cầu du lịch và ngân quỹ của bạn.
5. Tìm các chuyến bay đến các sân bay gần
Bạn có thể thường xuyên tìm thấy những tấm vé rẻ hơn cho chuyến bay đến những sân bay ngoại vi gần những trung tâm lớn. Số tiền bạn tiết kiệm được bằng cách bay đến những sân bay nhỏ hơn sẽ giúp bạn đến địa điểm cuối cùng bằng những phương tiện trên mặt đất.
6. Tìm kiếm coupon giảm giá cho người lớn tuổi
Vài hãng hàng không hay các trang bán vé hay chào hàng những coupon du lịch cho người cao tuổi. Những khoản chiết khấu này thường ít khi được quảng cáo online, vì vậy đừng ngại gọi điện đến hãng để biết thêm chi tiết. Hãng hàng không Southwest có chiết khấu cho những khách du lịch trên 65 tuổi đối với những chuyến bay nhất định.
7. Cân nhắc các hãng hàng không giá rẻ
Hãy tìm kiếm các chuyến bay tại những hãng nội địa nếu bạn đi du lịch Châu Âu. Những chuyến bay này thường không có nhiều tiện nghi nhưng bạn cũng không thể mặc cả. Lưu ý rằng những hãng này thường khắt khe trong việc hạn chế cân nặng hành lý và quy định đặt vé, vì vậy hãy chắc chắn bạn lường trước tất cả những khoản phí phát sinh trước khi đặt vé.
8. Tạo một điểm dừng
Có lẽ ý tưởng về việc nghỉ giữa chừng không thực sự hấp dẫn, nhưng những chuyến bay có 1 hay 2 điểm dừng có thể rẻ hơn đáng kể so với những chuyến bay thẳng. Nếu thời gian của bạn không quá gấp thì hãy mang theo 1 cuốn sách để đọc tại sân bay và tận hưởng khoản tiết kiệm của mình!
9. Nắm lấy cơ hội
Khi bạn tìm thấy một tấm vé giá hợp lý, đừng đợi đến ngày mai hay ngày mốt mới đặt vé. Những tấm vé rẻ nhất được bán online có thể biến mất chỉ trong vài phút, vì vậy hãy nắm bắt lấy chúng ngay khi bạn tìm được.
1. Đặt vé càng sớm càng tốt
Đây là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đợi ít hơn 1 tháng trước ngày khởi hành mới đặt vé, bạn sẽ có nguy cơ phải trả nhiều hơn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la nếu bạn đặt mua vài tháng trước, đặc biệt là trong mùa cao điểm về du lịch.
2. Tránh những dịp du lịch cao điểm
Nếu bạn muốn tránh việc giá vé cao hay cảnh sân bay chật cứng người trong kỳ nghỉ, thì hãy cân nhắc kế hoạch về chuyện đi vào cuối hè. Hoặc, cố gắng sắp xếp xen kẽ các ngày trong chuyến đi của bạn khoảng 1 hay 2 ngày, để bạn không đi trùng ngày với những người khác, ví dụ, bạn sẽ bay về nhà vào Thứ Ba thay vì tối Chủ nhật3. Mua vé trực tiếp từ hãng hàng khôngBạn có thể so sánh giá cả và tìm được giá tốt nhất tại những trang chuyên về du lịch như: Orbitz, Expedia, và Travelocity. Nhưng khi bạn sẵn sàng đặt vé, hãy truy cập thẳng vào trang web của hãng hàng không đó. Những website đặt vé như bên thứ 3 thường tính một khoản hoa hồng trên giá thông thường, và do đó bạn có thể tiết kiệm một khoản nho nhỏ khi mua vé trực tiếp từ hãng hàng không.
4. Thiết lập thông báo du lịch
Nhiều trang web đặt vé cung cấp dịch vụ này. Bạn chỉ cần nhập chi tiết chuyến đi của mình và họ sẽ thông báo cho bạn khi nào họ tìm thấy một giao dịch phù hợp với yêu cầu du lịch và ngân quỹ của bạn.
5. Tìm các chuyến bay đến các sân bay gần
Bạn có thể thường xuyên tìm thấy những tấm vé rẻ hơn cho chuyến bay đến những sân bay ngoại vi gần những trung tâm lớn. Số tiền bạn tiết kiệm được bằng cách bay đến những sân bay nhỏ hơn sẽ giúp bạn đến địa điểm cuối cùng bằng những phương tiện trên mặt đất.
6. Tìm kiếm coupon giảm giá cho người lớn tuổi
Vài hãng hàng không hay các trang bán vé hay chào hàng những coupon du lịch cho người cao tuổi. Những khoản chiết khấu này thường ít khi được quảng cáo online, vì vậy đừng ngại gọi điện đến hãng để biết thêm chi tiết. Hãng hàng không Southwest có chiết khấu cho những khách du lịch trên 65 tuổi đối với những chuyến bay nhất định.
Người già có thể nhận được những tấm vé chiết khấu
Hãy tìm kiếm các chuyến bay tại những hãng nội địa nếu bạn đi du lịch Châu Âu. Những chuyến bay này thường không có nhiều tiện nghi nhưng bạn cũng không thể mặc cả. Lưu ý rằng những hãng này thường khắt khe trong việc hạn chế cân nặng hành lý và quy định đặt vé, vì vậy hãy chắc chắn bạn lường trước tất cả những khoản phí phát sinh trước khi đặt vé.
8. Tạo một điểm dừng
Có lẽ ý tưởng về việc nghỉ giữa chừng không thực sự hấp dẫn, nhưng những chuyến bay có 1 hay 2 điểm dừng có thể rẻ hơn đáng kể so với những chuyến bay thẳng. Nếu thời gian của bạn không quá gấp thì hãy mang theo 1 cuốn sách để đọc tại sân bay và tận hưởng khoản tiết kiệm của mình!
9. Nắm lấy cơ hội
Khi bạn tìm thấy một tấm vé giá hợp lý, đừng đợi đến ngày mai hay ngày mốt mới đặt vé. Những tấm vé rẻ nhất được bán online có thể biến mất chỉ trong vài phút, vì vậy hãy nắm bắt lấy chúng ngay khi bạn tìm được.
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
Thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
PNO – Sự chênh lệch áp suất trên máy bay khá lớn có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn như cảm giác nôn nao, đau đầu, chóng mặt… Đôi khi, thủ phạm gây ra sự khó chịu này là một số món ăn quen thuộc mà bạn không ngờ tới.
Để tránh cảm giác mệt mỏi trong quá trình di chuyển để khám phá vùng đất mới bằng máy bay, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
• Thức ăn nhanh chứa nhiều đạm và chất béo sẽ gây ra chứng ợ nóng và đau bụng khi ngồi trên máy bay. Hơn nữa, thật khó nhọc cho cơ thể của bạn khi cố gắng tiêu hóa các chất béo ở độ cao 10.000m, đặc biệt là khi đi qua các vùng nhiễu động.
• Tỏi được liệt kê vào danh sách này bởi chúng sẽ là cơn ác mộng cho người ngồi cạnh bạn trong suốt chuyến bay. Mùi khó chịu của tỏi “bám” rất chặt trong miệng và phổi, ngay cả khi đã đánh răng hay nhai kẹo cao su. Thậm chí, ăn tỏi còn khiến cho cơ thể bạn bốc mùi, đặc biệt là khi ăn kèm với các đồ cay nóng trên máy bay. Do đó, hãy vì người đồng hành cùng bạn mà đừng nên ăn tỏi trước khi khởi hành.
• Các loại đậu cũng có tác dụng phụ là gây ra chứng đầy hơi cho dạ dày và sưng phù cho cơ thể bạn khi ở độ cao hàng nghìn mét. Có thể chưa gây ra vấn đề lớn ngay lập tức nhưng khi hạ cánh, nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải những cơn đau bụng khá nghiêm trọng do đã bị đầy hơi một thời gian khá lâu.
• Thức uống có cồn sẽ khiến bạn dễ mất nước hơn, đặc biệt là khi ở trên cao. Hơn nữa, uống rượu bia có thể gây ra trạng thái quá phấn khích, cáu kỉnh, thậm chí gây hấn và ẩu đả không đáng có khi bạn không tỉnh táo. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn gặp rắc rối với an ninh sân bay.
• Thức uống có ga cũng có thể khiến bạn gặp phải các trạng thái tương tự như khi ăn đậu, đó là chứng sưng phù và đầy hơi nhưng tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Ga từ các loại soda, nước ngọt này khi đi vào trong dạ dày của bạn, cộng với việc thay đổi áp suất không khí, sẽ nở ra khiến bạn có thể bị đau bụng
• Táo là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, du khách được khuyến cáo là không nên ăn vì chúng giàu chất xơ sẽ làm dạ dày khó tiêu hóa, đầy hơi và khó chịu khi áp suất không khí trong máy bay thay đổi.
• Thức ăn cay nồng sẽ không phù hợp với những ai có dạ dày nhạy cảm vì chúng có thể gây khó chịu cho dạ dày và kích thích bàng quang hoạt động. Hơn nữa, chúng còn làm cho hơi thở của bạn trở nên “xấu” hơn. Để thể hiện sự tôn trọng hành khách ngồi gần bạn cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình, du khách không nên dùng thức ăn cay nồng trước khi lên máy bay.
Để tránh cảm giác mệt mỏi trong quá trình di chuyển để khám phá vùng đất mới bằng máy bay, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
• Thức ăn nhanh chứa nhiều đạm và chất béo sẽ gây ra chứng ợ nóng và đau bụng khi ngồi trên máy bay. Hơn nữa, thật khó nhọc cho cơ thể của bạn khi cố gắng tiêu hóa các chất béo ở độ cao 10.000m, đặc biệt là khi đi qua các vùng nhiễu động.
• Tỏi được liệt kê vào danh sách này bởi chúng sẽ là cơn ác mộng cho người ngồi cạnh bạn trong suốt chuyến bay. Mùi khó chịu của tỏi “bám” rất chặt trong miệng và phổi, ngay cả khi đã đánh răng hay nhai kẹo cao su. Thậm chí, ăn tỏi còn khiến cho cơ thể bạn bốc mùi, đặc biệt là khi ăn kèm với các đồ cay nóng trên máy bay. Do đó, hãy vì người đồng hành cùng bạn mà đừng nên ăn tỏi trước khi khởi hành.
• Các loại đậu cũng có tác dụng phụ là gây ra chứng đầy hơi cho dạ dày và sưng phù cho cơ thể bạn khi ở độ cao hàng nghìn mét. Có thể chưa gây ra vấn đề lớn ngay lập tức nhưng khi hạ cánh, nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải những cơn đau bụng khá nghiêm trọng do đã bị đầy hơi một thời gian khá lâu.
• Thức uống có cồn sẽ khiến bạn dễ mất nước hơn, đặc biệt là khi ở trên cao. Hơn nữa, uống rượu bia có thể gây ra trạng thái quá phấn khích, cáu kỉnh, thậm chí gây hấn và ẩu đả không đáng có khi bạn không tỉnh táo. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn gặp rắc rối với an ninh sân bay.
• Thức uống có ga cũng có thể khiến bạn gặp phải các trạng thái tương tự như khi ăn đậu, đó là chứng sưng phù và đầy hơi nhưng tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Ga từ các loại soda, nước ngọt này khi đi vào trong dạ dày của bạn, cộng với việc thay đổi áp suất không khí, sẽ nở ra khiến bạn có thể bị đau bụng
• Táo là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, du khách được khuyến cáo là không nên ăn vì chúng giàu chất xơ sẽ làm dạ dày khó tiêu hóa, đầy hơi và khó chịu khi áp suất không khí trong máy bay thay đổi.
• Thức ăn cay nồng sẽ không phù hợp với những ai có dạ dày nhạy cảm vì chúng có thể gây khó chịu cho dạ dày và kích thích bàng quang hoạt động. Hơn nữa, chúng còn làm cho hơi thở của bạn trở nên “xấu” hơn. Để thể hiện sự tôn trọng hành khách ngồi gần bạn cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình, du khách không nên dùng thức ăn cay nồng trước khi lên máy bay.
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Cẩm nang cho người chuẩn bị du lịch
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch lại càng phổ biến. Đi du lịch không chỉ giúp bạn có những phút giây thư giãn mà còn có cơ hội khám phá nhiều cảnh quan và nền văn hóa thú vị.
Trước khi đi du lịch, chúng ta cần chuẩn bị gì?
Tìm hiểu thông tin điểm đến
Cần hiểu rõ về văn hóa ứng xử nơi mình đến để tránh bị hiểu lầm và gặp phiền phức không đáng có. Đặc biệt là đối với những chuyến du lịch nước ngoài đến các quốc gia Hồi giáo.
Bên cạnh cách tìm hiểu thông tin trên trên sách, báo du khách có thể tham khảo và tìm hiểu kinh nghiệm của những người từng du lịch ở địa phương đó. Thông thường những thông tin này sẽ được chia sẻ trên các diễn đàn hoặc các website du lịch.
Thu xếp công việc trước khi đi du lịch
Trước khi đi du lịch, bạn nhớ thu xếp công việc để có thể bắt đầu một kì nghỉ với một tâm lý thật thoải mái nhất. Chuyến đi của bạn sẽ không còn thú vị nếu bạn vừa đi chơi vừa phải loay hoay giải quyết công việc ở nhà.
Đổi tiền
Trước khi đi du lịch du khách không nên mang quá nhiều tiền mặt mà nên mang theo thẻ ATM dự phòng.
Đối với những chuyến du lịch nước ngoài, bạn nên đổi trước một ít tiền tại sân bay hoặc cửa khẩu đường bộ. Tại tất cả những thành phố có nhiều du khách quốc tế ở các quốc gia thường có nhiều điểm dịch vụ đổi tiền của các ngân hàng. Tuy nhiên để đổi đúng tỉ giá và không nhận lầm tiền giả du khách nên đổi tiền từ các ngân hàng, không nên đổi từ những cá nhân hay những điểm đổi tiền trên đường phố.
Chuẩn bị hành lý
Trước khi đi, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho mình như: quần áo, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dụng cụ leo núi hay đồ bơi,… Ngoài ra, một số loại thuốc cần dùng như thuốc say xe, thuốc bôi chống côn trùng khi đi rừng, hay kem chống nắng khi đi biển,… cũng cần chuẩn bị. Đặc biệt, đừng quên mang theo các loại thuốc: đau đầu, đau bụng hay những loại thuốc đặc trị những căn bệnh của bạn cho kì nghỉ sắp tới.
Mua bảo hiểm du lịch
Khi mua tour du lịch thì các công ty lữ hành luôn tính phí bảo hiểm du lịch trong giá tour, nhưng khi du lịch tự túc du khách cũng nên chú ý tới điều này.
Việc mua bảo hiểm du lịch là cần thiết ngay cả khi bạn đi chơi trong nước, và càng quan trọng hơn nếu bạn có ý định du lịch nước ngoài. Bởi bảo hiểm du lịch sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đặc biệt sẽ giúp bạn trong các trường hợp không may xảy ra tai nạn hoặc đau ốm bất ngờ tại nơi xa lạ.
Trước khi đi du lịch, chúng ta cần chuẩn bị gì?
Tìm hiểu thông tin điểm đến
Cần hiểu rõ về văn hóa ứng xử nơi mình đến để tránh bị hiểu lầm và gặp phiền phức không đáng có. Đặc biệt là đối với những chuyến du lịch nước ngoài đến các quốc gia Hồi giáo.
Bên cạnh cách tìm hiểu thông tin trên trên sách, báo du khách có thể tham khảo và tìm hiểu kinh nghiệm của những người từng du lịch ở địa phương đó. Thông thường những thông tin này sẽ được chia sẻ trên các diễn đàn hoặc các website du lịch.
Thu xếp công việc trước khi đi du lịch
Trước khi đi du lịch, bạn nhớ thu xếp công việc để có thể bắt đầu một kì nghỉ với một tâm lý thật thoải mái nhất. Chuyến đi của bạn sẽ không còn thú vị nếu bạn vừa đi chơi vừa phải loay hoay giải quyết công việc ở nhà.
Đổi tiền
Trước khi đi du lịch du khách không nên mang quá nhiều tiền mặt mà nên mang theo thẻ ATM dự phòng.
Đối với những chuyến du lịch nước ngoài, bạn nên đổi trước một ít tiền tại sân bay hoặc cửa khẩu đường bộ. Tại tất cả những thành phố có nhiều du khách quốc tế ở các quốc gia thường có nhiều điểm dịch vụ đổi tiền của các ngân hàng. Tuy nhiên để đổi đúng tỉ giá và không nhận lầm tiền giả du khách nên đổi tiền từ các ngân hàng, không nên đổi từ những cá nhân hay những điểm đổi tiền trên đường phố.
Chuẩn bị hành lý
Trước khi đi, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho mình như: quần áo, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dụng cụ leo núi hay đồ bơi,… Ngoài ra, một số loại thuốc cần dùng như thuốc say xe, thuốc bôi chống côn trùng khi đi rừng, hay kem chống nắng khi đi biển,… cũng cần chuẩn bị. Đặc biệt, đừng quên mang theo các loại thuốc: đau đầu, đau bụng hay những loại thuốc đặc trị những căn bệnh của bạn cho kì nghỉ sắp tới.
Mua bảo hiểm du lịch
Khi mua tour du lịch thì các công ty lữ hành luôn tính phí bảo hiểm du lịch trong giá tour, nhưng khi du lịch tự túc du khách cũng nên chú ý tới điều này.
Việc mua bảo hiểm du lịch là cần thiết ngay cả khi bạn đi chơi trong nước, và càng quan trọng hơn nếu bạn có ý định du lịch nước ngoài. Bởi bảo hiểm du lịch sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đặc biệt sẽ giúp bạn trong các trường hợp không may xảy ra tai nạn hoặc đau ốm bất ngờ tại nơi xa lạ.
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Uống nước khi chơi thể thao: Nguyên tắc “3 đúng”
Xưa nay em vốn được khen là điều độ, chăm chỉ tập thể thao với mục
tiêu sức khỏe dẻo dai và có body đẹp nhưng giờ em mới phát hiện ra mình
bổ sung nước trong khi tập không đúng vì bình thường em chỉ chọn trà đá
cho kinh tế hoặc hơn lên là uống bò húc tăng lực.Tình cờ đọc được bài
báo này thấy cũng hữu ích nên chia sẻ để các anh chị em tham khảo :
“Đối với các bạn trẻ chơi thể thao, việc uống nước không những để giải khát, kiểm soát nhiệt độ cơ thể mà còn giúp tránh mất nước, mất muối, cân bằng điện giải và giữ sức bền cũng như sự dẻo dai.Vì vậy, để phát huy tối đa lợi ích của việc uống nước, nhiều bạn trẻ chơi thể thao thường tuân theo nguyên tắc “3 đúng” sau đây.
1. Uống nước ĐÚNG LƯỢNG
Cơ thể người lớn khi sinh hoạt bình thường có thể tiết ra 500ml mồ hôi. Khi có thêm hoạt động thể chất, tùy theo mức độ, cơ thể tiết ra lượng mồ hôi tăng gấp nhiều lần. (1) Do vậy, nếu không cung cấp nước đúng liều lượng cho cơ thể trong lúc chơi thể thao thì hiệu quả tập luyện sẽ giảm và có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương.
Trước khi chơi thể thao 2 tiếng, bạn nên uống khoảng 500ml để bù nước và đồng thời giúp cơ thể đủ thời gian bài tiết đi lượng nước thừa. Sau đó, cách thời gian tập trước 15 – 20 phút, người tập nên uống tiếp khoảng 200ml vì lượng nước bổ sung trước đó đã nhanh chóng được cơ thể bài tiết ra ngoài.
2. Uống nước ĐÚNG LÚC
Dân chơi thể thao thường “bỏ túi” câu “Đừng đợi đến khi quá khát mới uống”. Điều này hoàn toàn đúng vì về mặt khoa học, khi khát, cơ thể bạn đã đang trong tình trạng mất nước rồi. Việc mất nước nặng sẽ gây nên tình trạng bứt rứt không yên, tay chân tê dại, thở nhanh, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng cao. Trong quá trình tập luyện, cứ 15-20 phút người tập nên uống một lần và uống khoảng 150-200ml nước. Bạn cũng nên ướp lạnh đến 15-22 độ C để dễ uống và nước cũng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn.
3. Uống nước ĐÚNG LOẠI
Khi vận động nhiều, cơ thể không những mất nước mà còn mất đi lượng lớn các loại khoáng chất mà nước uống thông thường không cung cấp được. Do đó, các huấn luyện viên thể thao thường khuyên người tập thể thao chỉ nên uống các loại nước chuyên biệt dành cho thể thao”
“Đối với các bạn trẻ chơi thể thao, việc uống nước không những để giải khát, kiểm soát nhiệt độ cơ thể mà còn giúp tránh mất nước, mất muối, cân bằng điện giải và giữ sức bền cũng như sự dẻo dai.Vì vậy, để phát huy tối đa lợi ích của việc uống nước, nhiều bạn trẻ chơi thể thao thường tuân theo nguyên tắc “3 đúng” sau đây.
1. Uống nước ĐÚNG LƯỢNG
Cơ thể người lớn khi sinh hoạt bình thường có thể tiết ra 500ml mồ hôi. Khi có thêm hoạt động thể chất, tùy theo mức độ, cơ thể tiết ra lượng mồ hôi tăng gấp nhiều lần. (1) Do vậy, nếu không cung cấp nước đúng liều lượng cho cơ thể trong lúc chơi thể thao thì hiệu quả tập luyện sẽ giảm và có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương.
Trước khi chơi thể thao 2 tiếng, bạn nên uống khoảng 500ml để bù nước và đồng thời giúp cơ thể đủ thời gian bài tiết đi lượng nước thừa. Sau đó, cách thời gian tập trước 15 – 20 phút, người tập nên uống tiếp khoảng 200ml vì lượng nước bổ sung trước đó đã nhanh chóng được cơ thể bài tiết ra ngoài.
2. Uống nước ĐÚNG LÚC
Dân chơi thể thao thường “bỏ túi” câu “Đừng đợi đến khi quá khát mới uống”. Điều này hoàn toàn đúng vì về mặt khoa học, khi khát, cơ thể bạn đã đang trong tình trạng mất nước rồi. Việc mất nước nặng sẽ gây nên tình trạng bứt rứt không yên, tay chân tê dại, thở nhanh, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng cao. Trong quá trình tập luyện, cứ 15-20 phút người tập nên uống một lần và uống khoảng 150-200ml nước. Bạn cũng nên ướp lạnh đến 15-22 độ C để dễ uống và nước cũng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn.
3. Uống nước ĐÚNG LOẠI
Khi vận động nhiều, cơ thể không những mất nước mà còn mất đi lượng lớn các loại khoáng chất mà nước uống thông thường không cung cấp được. Do đó, các huấn luyện viên thể thao thường khuyên người tập thể thao chỉ nên uống các loại nước chuyên biệt dành cho thể thao”
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
Kinh nghiệm đi “phượt” trong mưa
Một trong những thực tế mà dân du lịch bằng xe máy phải đối mặt trong
những chuyến đi không thuận lợi về thời tiết là gặp mưa. Dưới đây là
một số kinh nghiệm hữu ích mà bạn có thể áp dụng.
1. Chuẩn bị: Không thể đoán được thời tiết, nhất là ở những vùng bạn dự định ghé qua và dừng chân cách nơi ở hàng trăm kilômet đường, vì thế hãy chuẩn bị đồ đi mưa sẵn sàng cho cả hành lý và cho chính cá nhân bạn.
2. Hành trang: Đồ đạc trong balô nên được đóng gói riêng trong các túi nilông, đề phòng nếu balô bị ngấm nước thì vẫn còn một lớp bảo vệ. Túi bóng to hoặc mảnh áo mưa để bọc balô vào khi trời mưa lớn. Đặc biệt lưu ý với các túi đeo đựng đồ giá trị như máy ảnh, điện thoại, giấy tờ, tiền bạc. Bản thân những chiếc túi này đã có thể có một lớp áo mưa chống nước, nhưng bạn nên mang thêm một chiếc túi nilông khác để bọc cẩn thận túi đồ. Các túi bọc thông thường mỏng, nhẹ nên có thể cất ngay phía ngoài, nơi dễ lấy ra nhất.
3. Con người: Mỗi thành viên khi đi “phượt” cần có một bộ quần áo đi mưa, loại nhẹ và mỏng, chống nước tốt. Nên mang theo một áo mưa trùm để mặc thêm bên ngoài và có thể che thêm balô khi cần thiết. Có ủng đi mưa hoặc giày nilông đi mưa để bọc chân. Khi đi “phượt”, nên sử dụng mũ bảo hiểm kín đầu, có kính bảo vệ hoặc loại kính trắng, trong, có tác dụng chống bụi và bảo vệ mắt tốt khi mưa to trong khi vẫn nhìn rõ đường. Các trang bị này cũng cần được để nơi dễ lấy ra nhất, sẽ rất hữu ích khi mưa ập đến bất ngờ và nhanh.
4. Di chuyển trên đường
- Trời mưa, đường trơn, tuyệt đối không nên chạy nhanh, ẩu. Vẫn phải tuân thủ Luật giao thông. Chạy chậm trên đường đèo, đường đất, sỏi, quan sát kỹ khi chuyển hướng giao thông. Không nên đi vào vệ cỏ vì xe dễ bị trơn trượt, mất lái.
- Nên bật đèn xe khi chạy trong mưa, tránh các va chạm đáng tiếc. Không bơm bánh xe quá căng.
- Không nên thắng gấp, đánh tay lái nhiều. Giữ xe luôn thẳng, nên thắng sớm hơn bình thường. Đạp thắng nhẹ, rồi tăng dần mức độ, nên sử dụng thêm thắng tay, kết hợp đạp và nhả liên tục để đảm bảo an toàn. Luôn tạo khoảng cách rộng giữa các phương tiện giao thông trên đường.
- Nếu phải di chuyển trên đường bùn đất, lầy lội... chú ý gạt bỏ bớt đất bám vào lốp, rửa sạch nếu có điều kiện trước khi di chuyển tiếp. Nếu đường quá trơn có thể dùng dây thừng hoặc dây xích quấn vào lốp xe để tăng độ bám.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
1. Chuẩn bị: Không thể đoán được thời tiết, nhất là ở những vùng bạn dự định ghé qua và dừng chân cách nơi ở hàng trăm kilômet đường, vì thế hãy chuẩn bị đồ đi mưa sẵn sàng cho cả hành lý và cho chính cá nhân bạn.
2. Hành trang: Đồ đạc trong balô nên được đóng gói riêng trong các túi nilông, đề phòng nếu balô bị ngấm nước thì vẫn còn một lớp bảo vệ. Túi bóng to hoặc mảnh áo mưa để bọc balô vào khi trời mưa lớn. Đặc biệt lưu ý với các túi đeo đựng đồ giá trị như máy ảnh, điện thoại, giấy tờ, tiền bạc. Bản thân những chiếc túi này đã có thể có một lớp áo mưa chống nước, nhưng bạn nên mang thêm một chiếc túi nilông khác để bọc cẩn thận túi đồ. Các túi bọc thông thường mỏng, nhẹ nên có thể cất ngay phía ngoài, nơi dễ lấy ra nhất.
3. Con người: Mỗi thành viên khi đi “phượt” cần có một bộ quần áo đi mưa, loại nhẹ và mỏng, chống nước tốt. Nên mang theo một áo mưa trùm để mặc thêm bên ngoài và có thể che thêm balô khi cần thiết. Có ủng đi mưa hoặc giày nilông đi mưa để bọc chân. Khi đi “phượt”, nên sử dụng mũ bảo hiểm kín đầu, có kính bảo vệ hoặc loại kính trắng, trong, có tác dụng chống bụi và bảo vệ mắt tốt khi mưa to trong khi vẫn nhìn rõ đường. Các trang bị này cũng cần được để nơi dễ lấy ra nhất, sẽ rất hữu ích khi mưa ập đến bất ngờ và nhanh.
4. Di chuyển trên đường
- Trời mưa, đường trơn, tuyệt đối không nên chạy nhanh, ẩu. Vẫn phải tuân thủ Luật giao thông. Chạy chậm trên đường đèo, đường đất, sỏi, quan sát kỹ khi chuyển hướng giao thông. Không nên đi vào vệ cỏ vì xe dễ bị trơn trượt, mất lái.
- Nên bật đèn xe khi chạy trong mưa, tránh các va chạm đáng tiếc. Không bơm bánh xe quá căng.
- Không nên thắng gấp, đánh tay lái nhiều. Giữ xe luôn thẳng, nên thắng sớm hơn bình thường. Đạp thắng nhẹ, rồi tăng dần mức độ, nên sử dụng thêm thắng tay, kết hợp đạp và nhả liên tục để đảm bảo an toàn. Luôn tạo khoảng cách rộng giữa các phương tiện giao thông trên đường.
- Nếu phải di chuyển trên đường bùn đất, lầy lội... chú ý gạt bỏ bớt đất bám vào lốp, rửa sạch nếu có điều kiện trước khi di chuyển tiếp. Nếu đường quá trơn có thể dùng dây thừng hoặc dây xích quấn vào lốp xe để tăng độ bám.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)