Hiển thị các bài đăng có nhãn thong tin ve du lich singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thong tin ve du lich singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Làm thêm khi du học Singapore

Sinh viên Quốc tế không được tham gia vào bất kỳ hình thức làm việc nào, cho dù có lương hay không lương, trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, bất cứ ngành nghề gì tại Singapore trong suốt thời gian lưu trú tại đây dưới Thị thực nhập cảnh Sinh viên trừ phi sinh viên được Cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh chấp thuận bằng văn bản.


Trường hợp ngoại lệ được áp dụng cho sinh viên hệ chính quy tập trung thuộc các khoá Cao đẳng Đại học, các sinh viên này được phép làm việc đến 16 giờ một tuần trong suốt thời gian học Tuy nhiên, sinh viên cần phải có sự chấp thuận của Văn phòng Sinh viên của trường đang theo học. Trong thời gian nghỉ hè, sinh viên hệ này được phép làm tòan thời gian do Bộ Nhân lực đã miễn cho sinh viên việc nộp đơn xin giấy phép làm việc.

Bên cạnh đó, sinh viên nước ngoài học Đại học theo hệ toàn thời gian hay các học sinh đăng ký vào các Viện đào tạo được Bộ Nhân lực chấp thuận thì cũng được miễn nộp đơn xin cấp giấy phép làm việc. Sinh viên có thể làm việc dưới 16 giờ trong thời gian học và làm việc toàn thời gian trong giai đoạn nghỉ hè.

Trước khi bạn tìm kiếm một công việc bán thời gian hay việc làm thêm vào mùa Hè, cần xem mình có đáp ứng được các điều kiện không và nộp đơn xin phép từ những nơi cấp phép trước. Đôi khi, người sử dụng lao động có thể yêu cầu bạn cho xem thư chấp thuận của những nơi cấp phép để chứng tỏ bạn được phép làm việc trong thời gian hè.

Để biết thêm thông tin về Giấy phép làm việc, sinh viên có thể liên hệ với Ban cấp phép làm việc của Bộ Nhân lực trong giờ làm việc :

Ban cấp phép làm việc(Work Permit Department)
Bộ Nhân lực (Ministry of Manpower)
18 Havelock Road
Singapore 059764

OneCall Centre: (65) 6438 5122
Fax: (65) 6539 5344
Email: mom_wpd@mom.gov.sg

Giờ làm việc:
8 giờ sáng đến 17.30 giờ (thứ Hai đến thứ Sáu)
8 giờ sáng đến 13 giờ (thứ Bảy)

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Kinh Nghiệm Tìm Nhà Trọ Tại Singapore


 Nếu bạn đã từng du lịch Singapore hoặc nay lần đầu xuất ngoại đến xứ sở Sư Tử đều đã biết đến mức giá đắt đỏ của khách sạn tại đây. Đồng thời, với nhiều người để thích nghi các món ăn Singapore thật không dễ chút nào.Chính vì lẽ đó, hình thức du lịch homestay là lựa chọn phù hợp nhất cho anh chị và gia đình khi được sống trong không khí gia đình (nấu ăn, bơi thư giãn sau khi đi làm hoặc đi chơi về), tiết kiệm và an toàn. Ngoài ra, khách được hưởng các hỗ trợ miễn phí cũng như hỗ trợ đi lại, mượn xe đẩy, mua vé thăm quan thắng cảnh, bố trí xe đưa đón theo yêu cầu. Và hơn nữa đó là tấm lòng người Việt chào đón người Việt tại Singapore.

 1. Nhà ở của SV tại Singapore được chia làm nhiều loại: đỉnh như condo đẹp không thua khách sạn có thể từ tầm 600 SD (đôla Singapore) đến... vô tận; cho một người trung bình như HDB (phần lớn SV chọn dạng nhà này); và cũng có nhà giá rẻ, đi kèm chất lượng... không được ổn cho lắm.

Với tình hình các trung tâm tư vấn tràn lan hiện nay ở Việt Nam, SV Việt Nam mới sang du học càng bối rối trước việc tìm nhà ở.

Bản thân tôi khi sang cũng đã cay đắng chấp nhận giá 400 SD cho một căn nhà không máy lạnh, xa trường, ăn tự túc, Internet tự túc, chưa tính điện nước (mãi đến sau này khi... khôn hơn thì mới tìm được chỗ khá hơn).

Phần lớn SV sang năm đầu phải chấp nhận thuê nhà qua môi giới. Đây là một lựa chọn được việc ngay nhưng đắt đỏ vì môi giới thường lấy 1 tháng tiền nhà đầu tiên + tiền hoa hồng. Ví dụ một căn nhà 500 SD/tháng thì bạn sẽ mất ngần ấy tiền cho họ!

2. Theo kinh nghiệm của tôi, có hai cách giải quyết nhu cầu nhà ở một cách tốt nhất dành cho HS-SV năm đầu tại Singapore, hoặc cho bất cứ ai muốn sang Singapore học tiếng Anh hay ở trong một thời gian ngắn:

Thứ nhất là “sớt” (search) nhà qua mạng rent house của Singapore, bạn sẽ được làm việc trực tiếp với chủ nhà không qua môi giới. Chỉ cần vàowww.google.com.sg gõ 2 chữ “rent house”, bạn sẽ tự tìm ra một vài địa chỉ có ích chứa tất cả các dạng nhà tùy theo mức tiền và nhu cầu.

Thứ hai là đi theo tư vấn và tìm nhà của các SV Việt đang ở đây. Đi theo những SV Việt bạn được rất nhiều cái lợi: được tư vấn chính xác và chân thực từ khi bạn còn ở trong nước (tất nhiên bạn phải kết nối với hội SVVN du học ở nơi bạn định sang nhé! Một chuyện rất đơn giản), được đón từ sân bay và đưa về tận nhà khi sang Singapore, giúp đỡ việc nhập trường và làm các thủ tục cần thiết như làm giấy khám sức khỏe và thẻ SV. Đây là dạng tư vấn có-thể-tin-được nhất, vì đây là các SV có kinh nghiệm trực tiếp đã trải qua, có nhiều mối quan hệ ở Singapore và nhiều người đang học tập hoặc làm việc ở Singapore.

3. Thêm vài kinh nghiệm khi tìm nhà:

- Chọn nhà gần trường hoặc gần ga xe buýt và các bến MRT (tàu điện ngầm) là tối quan trọng, vì phương tiện đi lại gần như duy nhất của HS-SV bên này là buýt hoặc MRT. Nếu không sẽ lâm vào “thảm cảnh” như cậu bạn tôi, chọn được cái nhà rẻ khoảng 50 SD/tháng thì lại phải bắt 2 lần buýt, 1 lần MRT mới tới trường (tính ra hết khoảng 120 - 140 SD/tháng). Quá tội!

- Xem những người mình sẽ ở chung là ai (gặp phải mấy người suốt ngày party hay overnight thì sẽ không học được), các điều kiện cần thiết khác như máy giặt, tủ lạnh, bếp, TV...

- Hầu như ở Singapore tất cả các khu vực đều có an ninh tốt nhưng cũng có những nơi không bảo đảm (dĩ nhiên, thế mới là xã hội!). Bạn có thể hỏi trước những anh chị Việt Nam đã ở đây một cách dễ dàng.

 4. Và kinh nghiệm khi thương thuyết giá nhà:

- Tìm tất cả những gì thiếu của ngôi nhà ra. Tính cả những thứ nhỏ nhặt. Hạ thấp giá trị của một cái gì đó trước khi mua là nguyên tắc mua hàng kinh điển rồi.

- Nói ra giá một nơi khác rẻ hơn, ghi nhớ một vài tên các khu nhà giá rẻ (chỉ nhớ để ép giá, không cần quan tâm đến chất lượng!)

- Không trình bày hoàn cảnh: “Bác ơi, cháu SV năm đầu, mới sang đây còn non nớt...”. Bạn càng tỏ ra "gà", người ta càng bắt bạn đẻ trứng chứ không ai tìm chuồng hộ bạn! Không cần tỏ ra biết tất cả nhưng cần tỏ ra tôi - không - dễ  - bị - lừa, và phải cố làm được điều đó.